Menu

Chủ đề:
Café de nam và tôi

Vietnamo hay Espresso "kiểu Việt"?

Cách đây nhiều năm, từ lúc mới biết uống cà phê tôi đã kết cái hương vị cà phê pha phin độc đáo của người Việt. Bởi cách uống này giúp ly cà phê của người Việt trở nên khác biệt so với tất cả các kiểu uống cà phê còn lại của thế giới. Nhưng theo thời gian hương vị ấy gần như đã biến mất bởi mỗi quán pha mỗi kiểu, phối trộn đủ nguyên liệu khác nhau. Tôi không còn tìm thấy hương vị nguyên chất ngày xưa từ mình từng được uống nữa.

Rồi tình cờ tôi biết đến Espresso trong một lần bạn mời đi quán. Vậy mà bị ghiền lúc nào không hay. Espresso cho tôi cảm giác uống cà phê rang xay nguyên chất đúng điệu, còn khoản tiện lợi thì khỏi phải bàn cãi. Uống Espresso là uống cà phê kiểu “tốc hành” nhưng vẫn toát lên phong cách rất hay mà lại nghệ thuật với lớp bọt gọi mời hấp dẫn. Tất nhiên đây không phải là hương vị cà phê Việt Nam. Nó là hương vị của người Ý, đại diện cho một phong cách uống cà phê sành điệu được người Ý phát minh cách đây 132 năm.

Tôi đã chọn Espresso vì những lý do như vậy. Mà quả thật, văn hóa cà phê Ý là một điều thú vị và rất đáng để khám phá. Mặc dù chỉ là một cách pha cà phê, nhưng khi phân loại, Espresso vẫn đứng thành một phần riêng biệt vì tính chất đặc trưng, sự phức tạp trong pha chế và vì cả sự phổ biến của nó nữa. Ngày nay, Espresso đã trở nên phổ biến tới mức, tôi có thể nói nếu bạn chưa từng uống Espresso, bạn chưa bước chân vào thế giới của những người sành cà phê. Một tách Espresso hoàn hảo phải có vị ngọt đặc biệt và hương thơm hấp dẫn của cà phê mới xay. Vị của Espresso vừa đậm đà, lại vừa thanh thoát. Thêm vào đó, ít phút sau khi uống, vị thơm của cà phê vẫn lưu lại trong vòm họng rất thích.

Tôi cứ nghĩ chắc mình sẽ “sống bên em trọn đời” cùng cà phê Espresso. Thế nhưng cách đây gần 1 tháng, tôi đã phải nghĩ lại và quyết định thay đổi cách uống cà phê của mình, một khoảnh khắc tình cờ nhưng nhớ mãi. Sáng hôm đó cậu bạn cùng công ty gặp tôi rủ rê: “Bữa nay đi Café de Nam uống Vietnamo nghen!”. Tôi hơi ậm ừ nhưng rồi cũng thử “đua” theo ông bạn xuống quán cà phê góc ngã tư đường, nơi có tấm bảng hiệu “Café de Nam” mới vừa được gắn lên vài ngày trước đó.

Biết tôi thích cà phê đen, ông bạn ra vẻ thành thạo gọi cho tôi một ly “De Nam 2 tầng”. Theo quán tính, tôi nhìn lên quầy. Ngạc nhiên! Tôi thấy chị chủ quán cầm 1 viên gì đó nâu nâu (bạn tôi nói đó là viên rang xay) thả vào chiếc máy tên “Phin điện Café de Nam” – có hình chiếc phin, rồi bấm nút một cái nhẹ nhàng. Một tràng âm thanh “rồ” nhẹ cất lên. Những giọt cà phê phin nóng hổi nhỏ xuống, thơm lừng cả một góc quán. Tất cả chỉ mất 45 giây. Một cảm giác hơi bị…tốc hành và rất là…vi diệu!

Tôi tranh thủ quay qua hỏi: “Sao lại gọi là Vietnamo?

Ông bạn đồng nghiệp nhìn tôi nháy mắt cười đắc ý: “Thì Ý có Espresso, Mỹ có Americano, mình phải có Vietnamo mới xứng danh…sành điệu chứ!

Chị chủ quán mang ly cà phê 2 tầng cùng một ít đá viên ra bàn. Tôi nhìn vào ly Café de Nam “2 tầng” của mình. Tầng 1 là lớp cà phê sóng sánh một sắc nâu đen quen thuộc. Tầng 2 là lớp bọt mịn vàng nâu óng ánh đầy hấp dẫn. Nhấp ngụm đầu tiên, tôi cảm được hương thơm nồng nàn của ly cà phê phin bất hủ gợi nhớ “mong ước kỷ niệm xưa” với những giọt phin mang sắc đen đậm đà cái cốt cách của cà phê nguyên bản. Chất đậm của vị cà phê tinh tế tỏa lan trong huyết quản. Đầu lưỡi lâng nhẹ vị đắng ngọt dịu dàng của cà phê rang xay thứ thiệt. Chỉ có cái “thần” của ly cà phê phin đúng chất kiểu Việt mới có đủ "tứ quý" thơm - đen - đậm - đắng khó tả như thế, hơn hẳn espresso!

Và thế là từ hôm ấy, tôi biết mình đã có thêm “bạn mới” để đồng hành. Không còn là Espresso nữa. Đó là ly Vietnamo của Café de Nam. Tất cả bắt đầu từ góc đường này, từ quán cà phê quen thuộc có cái tên mới sẽ cho tôi những chuyến hành trình đi về hương vị cà phê nguyên bản mỗi ngày mà điểm đến chính là ly Café de Nam (hay có thể nói vui là “espresso đúng kiểu Việt cho người Việt”). Một ly cà phê pha phin kiểu Việt đầy phong cách, hiện đại tiện lợi nhưng lại đậm đà bản sắc Việt. Café de Nam với tôi còn hơn cả Espresso. Đó còn là một bản sắc: Bản sắc “Vietnamo”.

“Ban đầu nghe hơi sến nhưng hay đấy chứ” – Giờ đây đó là phản ứng mỗi khi tôi kể và rủ những người bạn khác đi Café de Nam thưởng thức Vietnamo (cười).